Top 7 hợp đồng xây dựng nhà ở thông dụng nhất hiện nay

Hợp đồng xây dựng nhà ở là một thỏa thuận giữa hai bên, một bên là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu đất (người mua) và bên còn lại là nhà thầu (người bán) nhằm thực hiện việc xây dựng một công trình nhà ở. Trong hợp đồng này, các điều khoản, điều kiện và quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sẽ được ghi rõ, bao gồm các yêu cầu về công trình xây dựng, tiến độ thực hiện, chất lượng và mức giá cần trả cho công việc xây dựng nhà ở. Hợp đồng xây dựng nhà ở thường được thực hiện nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và an toàn trong quá trình xây dựng, đồng thời đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình hợp tác xây dựng công trình nhà ở.

1. Điều 138 Luật Xây dựng 2014 và nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

  1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:

    a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

    b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

    c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;

    d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Các loại hợp đồng xây dựng theo tính chất và nội dung công việc

Hợp đồng xây dựng được chia thành các loại sau, phụ thuộc vào tính chất và nội dung công việc thực hiện:

  1. Hợp đồng tư vấn xây dựng: Hợp đồng này thường được ký kết giữa chủ đầu tư và các chuyên gia tư vấn. Các chuyên gia tư vấn sẽ cung cấp ý kiến chuyên môn, giúp định hình và lập kế hoạch cho dự án xây dựng.
  2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình: Đây là hợp đồng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng. Hợp đồng này được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu để thực hiện công việc xây dựng từ giai đoạn thô đến hoàn thiện.
  3. Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng: Hợp đồng này liên quan đến việc cung cấp các vật liệu, thiết bị và máy móc dùng trong quá trình xây dựng.
  4. Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay: Đây là một dạng hợp đồng tổng thầu, trong đó nhà thầu phải thực hiện cả công việc thiết kế, mua sắm vật tư và thi công xây dựng.
  5. Hợp đồng xây dựng khác: Bên cạnh các loại hợp đồng trên, còn có một số loại hợp đồng xây dựng khác phù hợp với từng loại dự án cụ thể.

3. Nội dung chính của hợp đồng xây dựng

Hiện nay, các hợp đồng xây dựng thường bao gồm các nội dung sau:

  1. Căn cứ áp dụng: Liệt kê các luật, quy định pháp lý mà hợp đồng tuân theo.
  2. Nội dung và khối lượng công việc: Mô tả chi tiết công việc cần thực hiện trong quá trình xây dựng.
  3. Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao: Quy định về chất lượng công trình và quy trình nghiệm thu, bàn giao dự án.
  4. Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng: Xác định giá trị hợp đồng và các điều kiện thanh toán.
  5. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng: Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng.
  6. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng: Xác định thời gian thực hiện công việc và tiến độ hoàn thành dự án.
  7. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng: Quy định về việc điều chỉnh hợp đồng khi có thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.
  8. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng: Liệt kê các quyền và nghĩa vụ của cả chủ đầu tư và nhà thầu.
  9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng: Quy định về trách nhiệm và hình thức xử phạt trong trường hợp vi phạm hợp đồng.
  10. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng: Xác định các trường hợp có thể tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng.
  11. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng: Quy định về cách giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra.
  12. Sự kiện bất khả kháng: Điều khoản về các sự kiện ngoài ý muốn có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
  13. Thanh lý hợp đồng xây dựng: Quy định về việc thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành công việc.

4. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở thông dụng nhất hiện nay

Chắc hẳn đây là một hợp đồng không hề xa lạ gì với mọi người. Trước khi tiến hành xây dựng nhà ở, người ta thường sẽ sử dụng hợp đồng xây dựng nhà ở để kí kết những thỏa thuận giữa chủ nhà và nhà thầu để tránh xảy ra những vướng mắc trong quá trình thi công. Văn bản này phải được viết chỉnh chu, các điều khoản phải tuân theo pháp luật và có tính minh bạch để cả hai bên dễ dàng thực hiện.

Một số lưu ý khi viết hợp đồng xây dựng nhà ở:

  1. Cần chú ý tới các đợt thanh toán theo tiến độ công trình sao cho hợp lý nhất có thể.
  2. Thống nhất tiến độ thi công cụ thể để không xảy ra sự chậm trễ và hoàn thành công trình đúng kế hoạch đã đề ra.
  3. Nêu rõ trách nhiệm của cả hai bên trong từng điều khoản để không xảy ra những tranh chấp.

Nếu có tranh chấp thì sẽ được xử lí theo nguyên tắc nào?

  1. Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác.
  2. Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Theo đó, nếu các bên không tự thương lượng được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: thông qua tổ chức hòa giải; trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân.

5. Mẫu hợp đồng xây dựng phần thô thông dụng nhất hiện nay

Mẫu hợp đồng xây dựng phần thô là văn bản được nhiều người sử dụng trong quá trình thi công nhà ở. Văn bản chưa những cam kết cũng như những thỏa thuận của cả hai bên về phần thô của công trình. Các điều khoản ở đây phải được nêu rõ ràng, chi tiết và đặc biệt phải tuân theo những quy định của pháp luật. Có hợp đồng này, cả bên chủ thầu và chủ nhà đều có thể dễ dàng làm việc với nhau hơn.

Một số lưu ý khi viết hợp đồng xây dựng phần thô:

  1. Nội dung văn bản phải được trình bày rõ ràng, cụ thể từng điều khoản.
  2. Chú ý tới các trách nhiệm ở cả hai bên để đảm bảo phần thô được thi công đúng theo bản thiết kế đã thỏa thuận.
  3. Người viết hợp đồng cần lưu ý đến tiến độ thanh toán phù hợp để vừa đảm bảo công trình được thi công chuẩn vừa có lợi cho bên nhà thầu.
  4. Khi có tranh chấp trong quá trình làm hợp đồng hoặc trong quá trình thi công, cả hai bên nên đàm phán hoặc nhờ tư vấn pháp lí để được giải quyết thỏa đáng nhất.

6. Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở thông dụng nhất hiện nay

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở cũng là một loại văn bản được sử dụng rất nhiều hiện nay. Ngoài việc xây thì việc sửa chữa nhà cũng rất thông dụng, chính vì vậy hợp đồng này cũng rất quan trọng. Có rất nhiều các điều khoản theo pháp luật được đưa ra giúp hai bên có những thỏa thuận hợp lý và cùng thực hiện. Đảm bảo cho công trình được sửa chữa và thi công đúng tiến độ đã thiết kế.

Một số lưu ý khi viết hợp đồng sửa chữa nhà ở:

  1. Nội dung văn bản phải được thiết kế thành các mục to nhỏ rõ ràng, đề ra các điều khoản chi tiết cụ thể để đôi bên cùng thực hiện.
  2. Phải ghi rõ phương án thỏa thuận cách giải quyết tình huống phát sinh để tránh thiệt hại và tranh chấp.
  3. Từng phần công trình cần được nêu ra thời hạn thi công và thanh toán cụ thể. Càng rõ ràng bao nhiêu thì việc thực hiện dễ dàng bấy nhiêu.

7. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng thông dụng nhất hiện nay

Ngoài nhà ở, nhà xưởng cũng được xây dựng rất nhiều. Chính vì vậy mà các hợp đồng xây dựng nhà xưởng dần trở nên rất thông dụng. Hợp đồng bao gồm các điều khoản và cam kết của cả hai bên trong quá trình tham gia thi công nhà xưởng. Có hợp đồng, công trình sẽ được thi công thuận lợi và chuẩn chỉnh hơn rất nhiều.

Một số lưu ý khi viết hợp đồng xây dựng nhà xưởng:

  1. Các điều khoản trong hợp đồng rõ ràng chi tiết bao nhiêu thì càng dễ thực hiện đúng bấy nhiêu, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có.
  2. Cần chú ý tới các điều khoản liên quan đến chi phí và thỏa thuận không thay đổi giá vật tư trong quá trình thi công nhà xưởng.

Nếu có xảy ra tranh chấp thì nên giải quyết như thế nào:

  1. Trong trường hợp có thể giải quyết theo cam kết và những điều thỏa thuận thì hai bên nên ngồi lại đàm phán cho hợp lí.
  2. Nếu tranh chấp xảy ra căng hơn, nên có sự hỗ trợ tư vấn pháp lí hoặc nhờ vào tòa án giải quyết theo các quy định của pháp luật.

8. Mẫu hợp đồng xây dựng trọn gói thông dụng nhất hiện nay

Nếu như lập hợp đồng xây dựng cho từng giai đoạn công trình là quá phiền phức và mất nhiều thời gian thì hợp đồng xây dựng trọn gói được sử dụng rất phổ biến. Hợp đồng sẽ bao gồm những điều khoản ràng buộc hai bên trong suốt quá trình thi công công trình. Văn bản này mang tính pháp lí và không được làm trái pháp luật. Chủ nhà và nhà thầu sẽ kí kết khi họ thỏa thuận hợp lí những trách nhiệm và lợi ích của mình.

Một số lưu ý khi viết hợp đồng xây dựng trọn gói:

  1. Trước khi viết hợp đồng, chủ nhà nên tham khảo các nhà đã từng làm để nắm bắt được giá cả vật tư, từ đó thỏa thuận một mức giá hợp lí nhất.
  2. Tham khảo lựa chọn nhà thầu uy tín và chất lượng để bảo đảm công trình được tiến hành đúng tiến độ và chuẩn theo bản thiết kế.
  3. Hợp đồng cần được nêu rõ tiến độ thanh toán tránh xảy ra những tranh chấp về tiền nợ.

Thủ tục và giải quyết nếu có tranh chấp:

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
  2. Hai bên phải thông báo cho nhau về tiến độ công trình.
  3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc, hai bên cùng gặp nhau bàn bạc và cùng tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục dựa trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi.
  4. Trường hợp có vấn đề mà hai bên không đạt được thỏa thuận, giải quyết thì sự việc sẽ được đưa ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết, quyết định của toà án là quyết định cuối cùng mà hai bên phải tuyệt đối thi hành.

9. Mẫu hợp đồng đình chỉ thi công xây dựng thông dụng nhất hiện nay

Trần Yến Nhi

Mẫu quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình là một văn bản pháp lí do các cơ quan có thẩm quyền đưa ra nhằm đình chỉ thi công một công trình nào đó do một số lí do nhất định. Các lí do có thể là công trình thi công sai nội dung cấp phép hoặc vi phạm một số quy định chung đã đưa ra. Nói chung, đây là văn bản có hiệu lực pháp lí nên khi đưa ra các bên đều phải chấp nhận nghiêm chỉnh làm theo.

Một số lưu ý với quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình:

  1. Đây là một văn bản được viết rất rõ ràng chỉnh chu, đầy đủ các điều khoản và trách nhiệm các bên phải làm.
  2. Chú ý vào thời gian bắt đầu quyết định có hiệu lực để các bên thực hiện cho hợp lí.
  3. Không được làm trái quyết định dẫn đến vi phạm pháp luật, những trường hợp này sẽ bị các cơ quan thẩm quyền xử lí.
  4. Văn bản đình chỉ thi công xây dựng có thể được áp dụng với các công trình nhà ở tư nhân hoặc là các công trình của doanh nghiệp, nhà nước.

10. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây dựng thông dụng nhất hiện nay

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây dựng là văn bản được sử dụng sau khi đã thi công xong hoặc gặp vấn đề với một công trình xây dựng nào đó. Biên bản được sử dụng để các bên kí kết với nhau, chính thức xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn ràng buộc gì với nhau nữa. Và tất nhiên, các điều khoản trong văn bản luôn phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Một số lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây dựng:

  1. Người làm biên bản thanh lí hợp đồng thi công xây dựng phải là người hiểu rõ được hợp đồng đã được kí kết trước đó, để từ đó đưa ra được những điều khoản phù hợp.
  2. Xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã kí và đưa ra phương án thanh lí hợp lí nhất.
  3. Các bên nên thống nhất đưa ra các điều khoản và chỉ rõ hoàn thành nốt các nghĩa vụ còn lại và sau đó nên mang đi công chứng để đảm bảo tính pháp lí.
✅  Chuyên ⭕Đánh giá
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: 0903245168
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 0903245168
0877907790

TopLegal tự hào là website uy tín, an toàn và vô cùng tiện ích, giúp bạn khỏi nỗi lo khi phải tìm kiếm một nơi tư vấn pháp lý, kế toán cho mình.
Đây là nơi tổng hợp các văn phòng luật sư, công ty kế toán, kiểm toán uy tín, tận tâm và chuyên nghiệp trên tất cả mọi miền của Việt Nam

 

Văn phòng Luật

DV Pháp lý

DV Kế toán

DV Kiểm toán

Dịch vụ ly hôn

DV văn phòng chia sẻ

Kiến thức khác

Thông tin liên hệ 

SĐT: 08.7790.7790D

Địa chỉ: 860/60S/2 Xô Viết Nghệ Tĩnh,

Phường 25, Bình Thạnh

DMCA.com Protection Status